Cách Phòng Tránh Bệnh Sán Lợn Gạo Tốt Nhất Hiện Nay

Share:
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo, cách phòng tránh bệnh sán lợn gạo tốt nhất như sau
Cách Phòng Tránh Bệnh Sán Lợn Gạo Tốt Nhất Hiện Nay

Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống để phòng ngừa nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành, rau sống không đảm bảo vệ sinh để phòng nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn.
Cần ăn chín uống chín (nước phải được đun sôi, để nguội, uống). Hoặc sử dụng nước khoáng đã được khử trùng bằng tia cực tím.
Vệ sinh an toàn thực phẩm là một khâu hết sức quan trọng trong phòng bệnh sán lợn. vệ sinh môi trường, cần có nước sạch để dùng trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt. Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.
Ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ trên 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút. Do vậy, khi chế biến thịt lợn mọi người cần chú ý đến điều này.
Vệ sinh cá nhân thường xuyên. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
Không thả rông vật nuôi, nhất là các loại dễ lây nhiễm sán gạo như lợn.
Đặc biệt có biện pháp tiếp xúc an toàn với các động vật có vú như heo, trâu, bò, chó, mèo, gà. Bởi đây đều là những vật chủ trung gian có thể là nguồn lây bệnh.
Tuyệt đối không sử dụng phân người còn tươi mới để bón cho rau, tưới tiêu cho hoa màu, từ đó phát tán trứng sán. 
Phải kiểm tra kỹ các nguồn thịt, nếu có các nang sán không nên sử dụng.

Triệu chứng bệnh nhiễm sán lợn gạo

Triệu chứng bệnh nhiễm sán lợn gạo cần dựa vào các biểu hiện triệu chứng bệnh như: Đi ngoài ra đốt sán, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kéo dài.
Những trường hợp nhiều sán, có thể nhìn thấy đốt sán ra theo phân hoặc tự bò ra ngoài hậu môn. Nhiều trường hợp đi ngoài ra máu tươi, ra đốt sát nhìn trắng như sơ mít.
Bệnh ấu trùng sán lợn được điều trị khỏi bằng các thuốc Praziquantel và Albendazole. Người bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị để tránh bệnh lây lan ra cộng đồng.


Cách điều trị bệnh nhiễm sán lợn gạo tại nhà - Phác đồ điều trị

Theo bác sĩ Kính - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, các loại thuốc hiện nay có thể diệt sán lợn trưởng thành trong 1 ngày và diệt hết ấu trùng sán trong vòng 2 tuần.
Để điều trị sán thông thường, thuốc chỉ điều trị một ngày là hết sán. Tuy nhiên, để diệt được trứng thì cần điều trị thuốc khoảng 2 tuần mới có thể hết hoàn toàn.
Vì thế, nếu cha mẹ nghi con có triệu chứng nhiễm sán lợn gạo cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra và lấy thuốc uống theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế.
Việc uống thuốc và theo dõi trẻ hoàn toàn có thể làm ở nhà. Sau khi uống hết thuốc, nếu chưa thấy an tâm, phụ huynh có thể đưa con đến khám lại để cho chắc chắn.
Đối với người bị nhiễm sán nặng, sẽ có phác đồ điều trị riêng nhưng chung quy lại vẫn là đi khám - lấy thuốc - theo dõi ở nhà - khám lại. Khi xác định ca bệnh, người bệnh phải điều trị trong vài đợt, mỗi đợt sẽ kéo dài từ 10 - 15 ngày.


No comments